Lịch sử Nam_Hồng_Sơn

Nguyễn Nguyên Tộ (1895-1984), còn có tên là Sáu Tộ là võ sư nổi tiếng trong làng võ Hà Nội. Ông là bạn của các bậc tiền bối võ thuật Việt Nam như Ba Cát, Hàn Bái, Cử Tốn. Từ nhỏ ông đã được học võ dân tộc của những người đã dự kỳ thi võ của triều đình Huế, sau đó ông học thêm một số môn phái võ Trung Hoa để bổ sung cho môn võ của mình. Trong suốt cuộc đời, ông đã đóng góp nhiều công sức cho việc truyền bá, giảng dạy võ dân tộc.Cụ Nguyễn Nguyên Tộ tức (Sáu Tộ) sinh năm 1895 tại làng Văn Hội xã Bạch Đằng (tỉnh Hà Tây) nay là (thành phố Hà Nội). Là con thứ sáu của cụ Nguyễn Khoát, thành phần gia đình thương gia.Cuộc sống đang yên ổn thì năm 1909 một bọn cướp đã đến cướp phá và lấy hết của cải, bản thân cụ Khoát bị chúng đánh cho đến thập tử nhất sinh. Cuộc sống gia đình trở nên nghèo khó. Đứng trước hoàn cảnh đó, cụ Tộ rất căm phẫn bọn cướp, cụ nghĩ phải đi học võ để tự bảo vệ lấy mình và bảo vệ mọi người. Đã quyết tâm cụ xin bố mẹ cho ra Hà Nội để sống với ông anh thứ tư (tức là ông tư Quần) và theo anh đi làm, được người chủ Pháp chấp nhận cho vào làm ở hãng DIA-RA-DO. Đây là cơ sở chuyên sửa chữa săm lốp ôtô, ở phố Hai Bà Trưng bây giờ.Cũng thời gian này bên Tàu có loạn nên nhiều người phiêu bạt sang Việt Nam để làm ăn sinh sống, trong đó cũng có một số thày võ cũng sang và mở lớp võ dạy tư.Cụ Tộ đã tìm đến xin theo học môn võ Thiếu Lâm Nam phái (lúc này người Pháp cấm học võ nên phải tập ở những nơi kín đáo, địa điểm luôn luôn thay đổi nên việc tập tành gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ).Không nản chí cụ vừa đi làm vừa lấy tiền học võ suốt mười năm dòng. Khi cụ đã nắm được một số vốn võ học, cụ thấy cần phải nghiên cứu tìm hiểu thêm về nền võ thuật cổ truyền của đất nước mình. Ở Hà Nội lúc bấy giờ có ba cụ nổi tiếng về tài võ ta là:

  1. Cụ Ba Cát (anh cả)
  2. Cụ Cử Tốn (anh hai)
  3. Cụ Hàn Bái (anh ba)

Cụ Sáu Tộ thấy cần phải tìm đến ba cụ,nên cụ đã nhờ người đứng ra giới thiệu để được tiếp xúc với các cụ. Qua thời gian dài qua lại cụ Sáu Tộ đã được các cụ quý mến, và nhận làm anh em kết nghĩa. Cụ Sáu Tộ ít tuổi hơn ba cụ nên làm em út (thứ tư).Các cụ đã mạng sở học của mình để truyền dạy cho - sau nhiều năm luyên tập võ ta, cụ Sáu Tộ đã nắm được cơ bản tinh hoa của hai dòng võ. Cụ thấy sự kết hợp sẽ làm cho võ thuật phong phú thêm và đa dạng hơn, hiệu quả chiến đấu sẽ cao hơn. Cụ đã xây dựng một giáo trình riêng biệt để dành cho một môn phái mới ra đời.Sau khi hoàn thành giáo trình huấn luyện cụ đã đặt tên cho môn phái là Nam Hồng Sơn với ý nghĩa:

Môn phái đã chính thức ra đời năm 1920. Khi lớp võ đầu tiên được khai giảng ở dãy 8 gian thuộc làng Thể Giao với tổng diện tích võ đường là 720m2 (nay thuộc công viên Thống Nhất).Lớp võ đã tồn tại trong nhiều năm cho đến năm 1945 khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ mới thôi. Trong những nămnày môn phái Nam Hồng Sơn đã đào tạo nhiều võ sĩ. Một số đã thành danh lừng lẫy cả ba miền Bắc – Trung – Nam như:

  • Võ sĩ: Mùi đen biệt hiệu (Hắc Hổ)
  • Võ sĩ: Cả Nhâm biệt hiệu (Bạch Hổ)
  • Võ sĩ: Ba đen v, v...

Những võ sĩ này thi đấu khắc 3 miền và dành được nhiều giải thưởng lớn mang về cho môn phái.Còn một số đã đi theo cách mạng trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam và trở thành các sĩ quan huấn luyện võ thuật.Tuy tuổi lúc này đã cao, năm 1960-1962 cụ Sáu Tộ vẫn tham gia giảng dạy một lớp võ do Bộ giáo dục tập chung toàn miền Bắc, các giáo viên về tập huấn (hơn 300 giáo viên đã về trường sư phạm Hà Nội). Đến năm 1984 cụ Sáu Tộ đã qua đời. Trước khi mất cụ đã truyền lại ngôi trưởng môn phái Nam Hồng Sơn cho con trai cả là Nguyễn Văn Tỵ. Được sự giúp đỡ của Sở Thể dục Thể thao Hà Nội và hội Võ thuật Hà Nội. Môn phái Nam Hồng Sơn đã khởi sắc. Tuyển sinh và phát triển với rất nhiều võ đường hoạt động vệ tinh trong các nhà văn hóa và các trung tâm thể dục thể thao trong các quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội, với số huấn luyện viên đông đảo làm nòng cốt có chuyên môn lâu năm, giảng dạy chất lượng cao. Nên thường xuyên số võ sinh theo học môn phái Nam Hồng Sơn có tới hàng ngàn em. Trong các kỳ hội diễn hàng năm, môn phái Nam Hồng Sơn đã tham gia nhiều tiết mục nhất và cũng giành được nhiều huy chương vàng-bạc-đồng. Ngoài ra môn phái Nam Hồng Sơn cũng có đóng góp một số võ sinh tham gia vào các câu lạc bộ khác như: Whusu-Pencat Silat và cũng thu được kết quả đáng khích lệ ở SEA Games và Ý với những huy chương vàng-bạc-đồng của các em (Hồng Hải; Thu Hương; Thanh Loan v.v,...). Vì mục đích đào tạo một con người vừa có tài, vừa có đức. Môn phái Nam Hồng Sơn đã đề ra môn quy. Tất cả các võ sinh muốn theo học môn phái Nam Hồng Sơn đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy ước.

Trưởng nam của ông, võ sư Nguyễn Tỵ từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ. Vào năm 1954, khi ông lên tuổi 17, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để tự vệ quê nhà tại làng Văn Hội, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh chống Mĩ, võ sư Nguyễn Văn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực đàn guitar, suốt từ năm 1957 đến năm 1984.

Từ năm 1984, phong trào võ thuật thủ đô được khôi phục, võ sư Nguyễn Văn Tỵ vừa dạy đàn vừa dạy võ. Sau khi Nguyễn Nguyên Tộ mất, kế thừa di huấn của ông, Nguyễn Văn Tỵ đã đưa Nam Hồng Sơn đến với thanh niên Hà Nội, Hà Tây, với hàng ngàn thanh niên tham gia trong đó có nhiều người nước ngoài. Tại các kì hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao. Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng.